Hosting là gì? Có nên sử dụng hosting miễn phí cho website? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn khi bắt đầu có ý đính sở hữu một website cho mình luôn thắc mắc. Bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này nhé.

Hosting là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu online. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting nghĩa là bạn thuê chỗ đặt service – nơi chứa tất cả những file và dữ liệu cần thiết để trang web của bạn chạy được. Chẳng hạn, nếu tên miền website là địa chỉ ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất mà chúng ta đặt ngôi nhà website.

Hosting.

Hosting là gì? Vì sao bạn cần hosting khi thiết kế web.

Một web server là một máy tính vật lý hoạt động mọi lúc, không bị gián đoạn để website có thể cho tất cả mọi người truy cập bất cứ lúc nào. Nhà cung cấp Web Hosting sẽ chịu trách nhiệm giữ server luôn hoạt động ổn định, chống bị tấn công và chuyển nội dung (hình ảnh, văn bản, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.

Các loại hosting phổ biến hiện nay.

Một số loại hosting phổ biến hiện nay.

Một số loại hosting phổ biến hiện nay.

Tùy vào từng mục đích sử dụng cũng như quy mô website của bạn mà cân nhắc chọn web hosting phù hợp. Hiện nay có 5 loại hosting phổ biến nhất:

Free Hosting: đây là hosting miễn phí, cho phép người dùng đăng ký gói hosting mà không mất một đồng nào. Loại này thường người mới làm website hoặc chưa có kinh phí thuê riêng hosting chọn lựa.

Shared Web Hosting: tức là website của bạn sẽ được lưu trữ trên một server đã được chia sẻ với nhiều website khác. Tương tự như một mảnh đất rộng có nhiều ngôi nhà. Chi phí đăng ký web hosting này khá rẻ bởi bạn đã chia dung lượng cho các đơn vị khác. Tuy nhiên, có một vấn đề khi lượng truy cập ở website này tăng đột biến sẽ làm chậm tốc độ website khác. Điều này đáng lo ngại khi bạn chung server với một website có nhiều lượng truy cập. Vì thế, hosting này chỉ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thiết kế website chưa có lượng traffic nhiều.

Virtual Private Server (VPS): đây còn gọi là máy chủ ảo riêng. Đơn vị cung cấp sẽ chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau, trên mỗi máy chủ ảo đó sẽ được cài hệ điều hành tách biệt như một máy chủ thật. Mỗi VPS sẽ có dung lượng Ram riêng, CPU riêng, sử dụng độc lập. Vì thế bạn sẽ không phải lo lắng website bị quá tải hay vấn đề bảo mật như gói Shared Web Hosting, rất phù hợp khi bạn có nhu cầu muốn thiết kế web du lịch hay xây dựng một sàn thương mại điện tử lớn, có hàng nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Đây là gói hosting được rất nhiều công ty thiết kế web chuyên nghiệp ở Việt Nam sử dụng, điển hình có thể kể đến những cái tên như Mona Media, Openmagazine,… và nhiều công ty lập trình web khác.

Cloud Hosting: đây cũng là một trong những web hosting được nhiều người ưa chuộng. Nó cung cấp không gian lưu trữ cho hàng trăng server hoạt động độc lập cùng nhau, tạo nên một server khổng lồ. Ưu điểm của web hosting này là nếu lượng traffic tăng đột biến thì gói lưu trữ web vẫn đáp ứng đủ nhu cầu không bị làm ngắt quãng hoạt động website của bạn. Nếu doanh nghiệp bạn đang phát triển, thu hút nhiều lượt truy cập thì đây là phương án tối ưu.

Dedicated Server Hosting: đây được đánh giá là sựa lựa chọn cao cấp dành cho trang web lơn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS. Dedicated Server Hosting có nghĩa là thuê riêng một máy chủ được đặt trong hệ thống. Cách sử dụng gần như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều đặc quyền hơn, tài nguyên dồi dào hơn và đương nhiên tính bảo mật cao hơn. Tất nhiên, giá của một Dedicated Server không hề rẻ chút nào, ít nhất rơi khoảng $100/tháng, thậm chí có thể lên tới vài nghìn đô la Mỹ.

Website của bạn càng lớn thì không gian cho server càng nhiều. Vì thế hãy bắt đầu từ gói hosting nhỏ, khi site lớn mạnh bạn có thể nâng cấp gói hosting cao hơn nhé. Bạn có thể tìm dịch vụ hosting uy tín tại Mona Host, đây là đơn vị không chỉ cung cấp hosting mà còn là đơn vị cung cấp email doanh nghiệp không quảng cáo, dung lượng lên đến 40GB,…. giúp quản lý công việc chuyên nghiệp hơn.

Sự khác biệt giữa hosting miễn phí và trả phí?

Hosting miễn phí và trả phí khác nhau như thế nào.

Hosting miễn phí và trả phí khác nhau như thế nào.

Không ít người thắc mắc, tại sao có hosting miễn phí mà lại đi mua hosting làm gì? Tại sao không dùng luôn hosting miễn phí? Dưới đây là những sự khác biệt giữa hosting miễn phí và trả phí giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Quảng cáo trên website

Bạn sẽ thấy những banner, cửa sổ popup quảng cáo khác trên website mà bạn không có quyền kiểm soát khi sử dụng hosting miễn phí. Bạn sẽ không kiểm soát được quảng cáo nào được hiển thị vào lúc nào trên trang web. Ngược lại, với hosting trả phí bạn có toàn quyền kiểm soát đối với thiết kế website chất lượng mình mà không bị bất cứ ai can thiệp.

Cung cấp hỗ trợ khách hàng

Khi sử dụng hosting miễn phí nếu bạn gặp trục trắc gì sẽ phải tự xử lý, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào. Tuy nhiên, với hosting tính phí sẽ kèm theo những cam kết hỗ trợ, khắc phục sự cố sớm nhất….

Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu thấp

Với hosting miễn phí, rủi ro này rất cao, website đôi khi sẽ ngừng hoạt động. Bạn cũng không thể upload thêm nhiều video, hình ảnh bởi không đủ dung lượng để làm điều này.

Có nên sử dụng hosting miễn phí cho website?

Không có bữa trưa nào miễn phí, nhiều đơn vị cung cấp tạo ra những gói hosting miễn phí thực ra để thu hút khách hàng đến những hosting trả phí. Tóm lại, bạn không nên sử dụng hosting miễn phí, đặc biệt khi bạn kinh doanh, bởi nó gây ra rất nhiều phiền phức, tốn thời gian của bạn. Bạn nên chọn những đơn vị cung cấp hosting uy tín như công ty Mona Media để đảm bảo chất lượng hosting được ổn định nhất, ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với Mona để làm website hay triển khai các chiến lược quảng cáo web.

Bạn chỉ nên dùng hosting miễn phí khi muốn tập làm cái gì đó mới cho mục đích thực hành, thử nghiệm nhiệm vụ chứ với mục đích thương mại lâu dài là không nên.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn Hosting là gì? Có nên sử dụng hosting miễn phí cho website không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại ngần hãy đặt câu hỏi gửi về cho chúng tôi nhé!

Categories: Blog